1. Viết Blog Kiếm Tiền Là Gì?
Bạn đã đọc được một mẫu tin hoặc nghe ai đó nói đến việc kiếm tiền từ blog.
Ví dụ như tin này trên Dân Trí: Cặp vợ chồng trẻ kiếm 100.000 USD/tháng nhờ viết blog, tư vấn tài chính.
Sau khi nhìn vào tiêu đề trên bạn sẽ thấy có 2 cụm từ: “viết blog” và “100.000 USD/tháng”
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng: “Điều này có thật không?”
Mình có thể nói với bạn một điều rằng, điều này hoàn toàn là sự thật. Và cặp vợ chồng trong bài viết chính là Michelle & Wes, chủ nhân của blog Making Sense Of Cents.
Nhưng mà “Viết blog là gì? Làm sao viết blog có thể kiếm được nhiều tiền như vậy?”
Nói một cách đơn giản nhất thì “viết blog” được xem là một nghề và những người làm nghề này được gọi là “blogger”. (Bạn có thể tìm hiểu thêm các khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của blog tại đây).
Còn tại sao viết blog lại có thể kiếm được tiền, đó là nhờ vào việc phát triển của Internet.
Để nói về vấn đề này thì mình sẽ nhắc lại một chút về lịch sử của blog.
Ban đầu viết blog chỉ mang một ý nghĩa đơn giản là “viết nhật ký online”. Có nghĩa là một ai đó sử dụng blog để viết về đời sống cá nhân hoặc các chủ đề mà họ quan tâm trong cuộc sống.
Tuy nhiên theo thời gian, mọi người nhận ra rằng họ có thể kiếm tiền từ chính những gì được viết trên blog.
Cụ thể … xem tiếp phần 2 nhé.
2. Tại Sao Viết Blog Có Thể Kiếm Được Tiền?
Khi Internet phát triển mọi người đều có thể “online”, vì thế các nhu cầu và hành vi trong cuộc sống hàng ngày như: giải trí, học tập, kết bạn, tìm việc,… bắt đầu “chuyển dời lên mạng”.
Từ đó mới xuất hiện các công cụ để phục vụ những nhu cầu đó: Google (tìm kiếm), Facebook (kết bạn),…
Kết hợp 2 điều này lại (Internet phát triển + công cụ online ra đời), các trang blog cũng bắt đầu được phát triển theo:
- Ngày càng nhiều người biết tới blog (nhờ Google, Facebook,…) và đọc blog thay vì đọc báo giấy như xưa.
- Ngày càng nhiều người tương tác 2 chiều với các blogger thay vì ngồi đọc báo giấy một mình.
- Ngày càng nhiều người nhờ giúp đỡ/hướng dẫn/tư vấn từ các blogger thay vì đi hỏi bạn bè/người thân bởi vì họ đã đọc blog và họ biết chính xác blogger đó giỏi về cái gì và có phải người mà họ cần hay không.
Từ những nhu cầu đó, các blogger bắt đầu thay đổi dần ý nghĩa cho blog.
Blog không còn là nơi để “viết nhật ký” nữa mà đã trở thành nơi để “thể hiện ra giá trị của bản thân” (tính cách, công việc, thương hiệu, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,…) -> nhằm mục tiêu kết nối và xây dựng được niềm tin với độc giả -> và cuối cùng là … BẮT ĐẦU KIẾM TIỀN TỪ ĐÓ.
Ví dụ như Michelle trong bài viết mà mình đề cập bên trên. Quá trình cơ bản như sau:
Cô ấy có kiến về tài chính cá nhân (personal finance) -> cô ấy sử dụng blog để thể hiện điều đó -> mọi người có nhu cầu về chủ đề này sẽ tìm thấy blog của Michelle trên Google (hoặc Facebook, Forum,…) -> sau đó đọc và theo dõi blog -> nếu những giá trị mà Michelle thể hiện trên blog phù hợp với độc giả, họ sẽ mua những gì cô ấy cung cấp.
3. Mô Hình Blogging Business Là Gì?
Từ quá trình trên, bắt đầu xuất hiện một mô hình kinh doanh mới đó là Blogging Business.
Nếu nói theo cách bình dân nhất thì Blogging Business cũng chính là “viết blog (blogging) kiếm tiền (business)”. Và một blogger tham gia vào công việc này sẽ trải qua quá trình như ví dụ của Michelle.
Nếu nói chi tiết hơn thì Blogging Business là một mô hình của sự kết hợp giữa Blogging + Online Marketing + Online Business.
Trong đó:
- Blogging: hành động viết blog
- Các hành động cụ thể: tìm ý tưởng, nghiên cứu, viết bài, chỉnh sửa bài,…
- Online Marketing: việc tiếp thị thông qua môi trường Internet.
- Các hình thức cụ thể: Google Marketing, Social Marketing, Email Marketing,…
- Online Business: việc mua và bán thông qua môi trường Internet.
- Các khía cạnh cụ thể: Product, Payment, Customer,…
4. Cách Thức Hoạt Động Của Blogging Business
4.1 Push Marketing và Pull Marketing
Trước khi bắt đầu, mình sẽ giải thích một chút về 2 khái niệm này. Để không vượt phạm vi nội dung bài viết mình sẽ trình bày ngắn gọn như sau:
Khái niệm:
- Push là “đẩy” sản phẩm đến người dùng. Trong khi Pull là “kéo” người dùng đến với sản phẩm.
- Push là truyền thống (cái có trước), Pull là hiện đại (cái có sau).
- Push Marketing còn có tên gọi khác là Direct Marketing (bán hàng trực tiếp).
- Tất nhiên, cả 2 đều có ưu và khuyết của riêng mình, khi doanh nghiệp biết cách kết hợp sẽ mang lại hiệu quả hơn là chỉ áp dụng một trong hai.
Hình thức:
– TV Ads – Billboards – Telesales – Poster – Trade Show – Social Media Advertising – … | – Blogging – Vlogging – Podcast – Webinar – Ebook – Social Media Marketing – … |
Đặc điểm:
- Điểm khác nhau chính của Pull so với Push là mang lại giá trị cho người dùng trước khi bán hàng.
Ví dụ:
- Hình thức Vlogging là cách cung cấp nội dung có giá trị đến khán giả thông qua video.
- Giá trị đó có thể là giải trí, quan điểm, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn,… tất cả những điều này đều mang lại lợi ích cho khán giả trước khi họ mua một cái gì đó từ bạn.
- Như vậy, Vlogging chính là thuộc dạng Pull Marketing đấy và những bạn làm công việc này được gọi là Vlogger.
- Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền cho các Vlogger nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn để quảng bá cho họ, bởi vì đơn giản một điều là hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều so với các hình thức tiếp thị khác.
- Tương tự, Blogging là cách cung cấp nội dung có giá trị đến khán giả thông qua các bài viết trên blog.
Trước đây mình là một người không thích việc bán hàng. Không phải mình kỳ thị gì cả mà chỉ đơn giản là hồi đó trong đầu chỉ biết về IT vì được tiếp xúc với vi tính khá sớm.
Mình còn nhớ có một người anh đã hỏi “sao em không học về Quản Trị Kinh Doanh?”
Anh vừa hỏi vừa phân tích nhưng lúc đó mình không biết về marketing và kinh doanh nên trả lời rằng “vì em thích vọc vi tính hơn và cũng một phần không thích việc bán hàng nên em mới đi học IT ^^”.
Bây giờ mình đã biết được nguyên nhân mình không thích bán hàng, đó là vì những cách tiếp thị mình thấy trước đây đa số là dạng Push.
Cho nên khi biết đến Pull Marketing nói chung (và Blogging nói riêng) mình rất phấn khởi và bắt đầu yêu thích việc bán hàng.
Ý mình là thích bán hàng theo kiểu Pull: thu hút khán giả một cách tự nhiên thông qua giá trị mà mình cung cấp, sau đó tương tác và xây dựng niềm tin rồi cuối cùng mới tới bán hàng.
Cho nên Pull sẽ tốn thời gian và công sức hơn nhưng chi phí thấp và khách hàng sẽ ở lại với bạn lâu hơn trong khi Push chỉ cần bạn “tiền rủng rỉnh” là có thể bán được hàng sớm hơn.
Ngoài ra, Pull còn có một lợi thế khác đó là không cần phải có sản phẩm trước.
Để mình giải thích đơn giản thế này, muốn áp dụng Push bạn phải có sản phẩm bởi vì nó là dạng bán hàng trực tiếp. Bạn không có sản phẩm vậy khách hàng sẽ mua cái gì?
Với Pull, bạn sẽ bắt đầu bằng cách phát triển mối quan hệ với khán giả. Từ đó hiểu được cụ thể những nhu cầu của họ rồi mới bắt đầu tạo và tung ra sản phẩm, khi đó việc bán hàng trở nên dễ dàng, suôn sẻ và thoải mái hơn rất nhiều.
Ngược lại, với Push bạn sẽ phải chịu áp lực về tài chính và thời gian. Vì chi tiền ra (cho việc tạo sản phẩm, quảng bá sản phẩm) mà đợi lâu quá không bán được hoặc bán được rất ít, dẫn đến chi phí cứ tăng mà lợi nhuận thì “theo không kịp”.
4.2 Sơ Đồ Cách Thức Hoạt Động
Sau khi hiểu được Pull Marketing và Push Marketing, bây giờ nhìn vào sơ đồ bên dưới bạn sẽ hiểu được cách thức hoạt động của mô hình Blogging Business.
Bạn sẽ thấy bước “Kiếm Tiền” đặt ở cuối cùng và bước này cũng là nơi mà bạn sẽ tạo sản phẩm/dịch vụ. Còn ở 4 bước đầu tiên, tất cả đều nhằm mục tiêu kết nối và xây dựng niềm tin với độc giả.
Khi độc giả đã tin tưởng lúc đó bạn mới chuyển đổi niềm tin đó thành tiền.
Hoặc nói ngắn gọn: TIN TƯỞNG TRƯỚC, KIẾM TIỀN SAU

Để một khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp và duy trì được niềm tin đó là khó khăn cỡ nào? Nhưng mô hình Blogging Business này có thể giúp bạn làm được điều đó.
Vì vậy, hãy nhớ NIỀM TIN là yếu tố “tối thượng” mà bạn cần liên tục không ngừng xây dựng và phát triển.
Bởi vì đó chính là yếu tố cốt lõi quyết định bạn có thể kiếm được tiền hay không. Hoặc nói rộng hơn là quyết định doanh nghiệp của bạn có thể thành công lâu dài hay không.
Những yếu tố khác như bài viết, thiết kế, cách quảng bá,… tất cả chỉ là chiến thuật nhằm giúp cho chiến lược chung là xây dựng và phát triển niềm tin với khán giả.
5. Ưu Điểm Và Khuyết Điểm Của Blogging Business
Ưu Điểm
Khuyết Điểm
Bài viết liên quan: Những Lợi Ích Nhận Được Khi Trở Thành Blogger
6. Các Phương Pháp Kiếm Tiền Với Blogging Business
Có nhiều cách để bạn có thể kiếm được tiền từ blog:
- Affiliate Marketing
Khi khán giả tin tưởng bạn, họ sẽ có khả năng mua những gì bạn giới thiệu.
Nhiều doanh nghiệp có chương trình Affiliate, khi bạn tham gia họ sẽ trả cho bạn một số tiền (cố định hoặc theo tỷ lệ phần trăm) nếu khán giả mua hàng thông qua sự giới thiệu của bạn.
- Sponsored Post
Các doanh nghiệp sẽ trả tiền để bạn đăng bài viết giới thiệu/quảng bá cho công ty/thương hiệu/sản phẩm của họ. Nội dung có thể được viết bởi bạn hoặc đối tác sẽ cung cấp phụ thuộc vào việc hợp tác giữa hai bên.
- Product Creation
Dựa vào các nhu cầu đã biết từ độc giả, bạn có thể tự tạo sản phẩm/dịch vụ của riêng mình để bán. Đó có thể là Ebook, Online Course, Membership, Coaching 1-1,…
Bài viết liên quan: Kiếm Tiền Với Blog Bằng Những Phương Pháp Nào?
7. Kết Luận
Như vậy bạn đã biết được tại sao viết blog có thể kiếm được tiền rồi phải không? Và cũng đã biết về Blogging Business và cách thức hoạt động của mô hình này.
Mô hình Blogging Business còn khá mới ở Việt Nam so với nhiều mô hình kinh doanh khác vì vậy đây là một công việc vô cùng tiềm năng, xét từ khía cạnh hiện tại và cả xu hướng phát triển trong tương lai.
Bạn có suy nghĩ gì sau khi đọc xong bài này? Hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé.