Để bắt đầu xây dựng blog (ngôi nhà), trước tiên nhất bạn cần mua 2 thứ:
- Domain: địa chỉ của ngôi nhà
- Hosting: mảnh đất chứa ngôi nhà
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thực hành toàn bộ quá trình mua và kết nối Domain với Hosting.
A. LÝ THUYẾT
Việc mua và sử dụng Domain dễ dàng hơn so với Hosting. Nhưng việc di chuyển sang nhà cung cấp khác thì Domain lại rắc rối hơn.
Vì vậy trong cả sự nghiệp blogger bạn nên mua và quản lý tất cả Domain tại 1 nhà cung cấp.
Còn về Hosting, mọi thứ phát triển và thay đổi rất nhanh chóng. Vì vậy, mình sẽ không nói rằng nhà cung cấp nào là tốt nhất, bởi vì sẽ tới lúc bạn cần thay đổi khi có nhu cầu.
I. Khi Mua Hosting Cần Lưu Ý Điều Gì?
1. Người mới bắt đầu không cần quan tâm nhiều về Hosting
Bởi vì kiến thức kỹ thuật lúc này còn hạn chế, blog chưa có nhiều lượt truy cập và cũng chưa có lợi nhuận. Vì vậy, nhu cầu của bạn ở giai đoạn đầu chỉ đơn giản là cần một nhà cung cấp có giá cả hợp lý, dễ dàng thanh toán, hỗ trợ tốt và chất lượng ổn định là đạt yêu cầu.
Cụ thể hơn, bạn chỉ cần một hosting với chi phí mỗi năm khoảng $40-$60 là đủ (trung bình $3-$5/month). Còn lại bạn nên dành chi phí cho các dịch vụ khác, nhất là Email Marketing.
2. Nên chọn gói nhỏ nhất khi mua Hosting
Không có lý do gì để bạn phải mua một gói hosting cao cấp cho một blog mới xây, bởi vì:
- Quá dư tài nguyên. Bạn cứ hiểu đơn giản, giống như đi mua quần áo cho chính mình vậy, bạn size 36 thì mua size 46 để làm gì?
- Chỉ khi nào lượng truy cập đủ lớn (khoảng 20.000 Total Visitors mỗi tháng trở lên hay nói vui là khi bạn “mập” lên), lúc đó bạn mới cần tìm hiểu để nâng cấp lên gói cao hơn (của cùng nhà cung cấp) hoặc di chuyển sang các nhà cung cấp khác tốt hơn. Cả 2 quá trình này đều rất dễ thực hiện, vì vậy bạn không cần phải lo lắng.
Cá nhân mình áp dụng chính xác nguyên tắc này cho mọi blog mình xây dựng: mua gói nhỏ trước sau đó nâng cấp sau.
3. Chỉ nên mua Hosting với thời hạn 1 năm
Khi đăng ký với thời gian dài hơn bạn sẽ nhận được mức giảm giá tốt hơn. Mặc dù việc này là tốt nhưng mình khuyên bạn chỉ nên thanh toán 1 năm là đủ hoặc tối đa là 2 năm thôi.
Bởi vì như mình có đề cập ở trên, trong thế giới hosting công nghệ phát triển rất nhanh chóng vì vậy nhu cầu của bạn sẽ có khả năng thay đổi qua từng năm cũng như sự thay đổi về giá của chính nhà cung cấp.
Hoặc một trường hợp ít gặp hơn nhưng vẫn xảy ra, đó là nhà cung cấp bạn đang sử dụng được mua lại bởi một công ty khác và chắc gì sau đó mọi hoạt động kinh doanh vẫn tốt như cũ?
Kết luận: MUA GÓI HOSTING NHỎ NHẤT VỚI THỜI HẠN 1 NĂM (có nghĩa là chi phí cho Hosting khoảng $50/1 năm)
II. Tại Sao Mình Chọn Mua Domain tại Google Domains?
1. Privacy Protection
Hiểu đơn giản là chức năng này sẽ giúp bảo mật các thông tin cá nhân mà bạn cung cấp khi mua domain để tránh bị khai thác nhằm sử dụng cho mục đích xấu.
Thông thường một số nhà cung cấp sẽ tính phí thêm cho chức năng này, nhưng với Google Domains thì miễn phí.
2. Business Email
Bạn có thể tạo được cho mình một địa chỉ email chuyên nghiệp như contact@yourdomain.com hoàn toàn miễn phí và được tích hợp với chính dịch vụ Gmail của Google giúp thuận tiện cho việc sử dụng.
Bạn không cần học thêm cách sử dụng bất kỳ một công cụ nào khác, chỉ cần biết dùng Gmail là có thể dùng được Business Email.
Tóm lại, có nhiều cách để tạo Business Email (miễn phí và trả phí) nhưng với Google Domains, bạn sẽ có một giải pháp miễn phí, chất lượng và dễ dùng.
3. Giao diện
Giao diện đơn giản và dễ sử dụng nhất trong các nhà cung cấp mình từng dùng.
Giao diện chỉ tập trung vào Domain, chứ không có các yếu tố khác: SSL, VPS, Hosting, VPN, Page Builder,…
Đối với mình, đây là ưu điểm bởi vì khi mua domain mình chỉ quan tâm đến domain mà thôi, mọi thứ khác mình không có nhu cầu.
4. Giá cả
Giá của .com tại đây là $12, mức giá thuộc mức trung bình trong thị trường, không thấp cũng không quá cao (vì mức giá của .com rơi vào khoảng $7-$17 tùy nhà cung cấp).
Giá mua mới (năm đầu) và giá gia hạn (các năm sau) cũng bằng nhau. Ví dụ: mình mua .com tại đây năm đầu có giá $12 thì các năm sau vẫn là $12.
Ngoài ra, không có chi phí ẩn thêm vào và cũng không có bất kỳ cái gì làm cho mình hiểu lầm về giá. Vì vậy, khi mua domain tại đây mình yên tâm bật sẵn chức năng Auto-Renew để các năm sau việc thanh toán được diễn ra tự động.
Nếu mua domain ở nơi khác, bạn cần kiểm tra thật kỹ giá gia hạn xem có cao hơn giá mua mới hay không, nếu có thì hơn bao nhiêu và có phí gì khác mà khi gia hạn sẽ tính không, rồi sau đó mới quyết định.
Tuy nhiên, khi nói về giá, Google Domains có một khuyết điểm là không cung cấp bất kỳ khuyến mãi nào (cả mua mới và gia hạn), cứ $12 đều đều như vậy hàng năm.
Nhưng mình nghĩ điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều, bởi vì ban đầu bạn chỉ có 1 domain thì việc giảm giá là không đáng kể so với thời gian bỏ ra để tìm coupon cũng như so với các ưu điểm vừa kể.
Chỉ khi nào bạn có nhiều domain, lúc đó mới cần nghĩ tới việc tìm nhà cung cấp khác rẻ hơn để chia ra quản lý. Ví dụ: các domain chính đặt ở Google Domains, các domain phụ đặt ở chỗ khác.
5. Đồng bộ
Ngoài ra, vì là một dịch vụ của Google nên Google Domains có tính đồng bộ với những dịch vụ khác của Google.
Điều này giúp giảm bớt một số bước về mặt kỹ thuật trong quá trình kết nối/sử dụng các dịch vụ khác của Google.
Ví dụ: Khi tạo Business Email với Google Domains bạn sẽ không cần thực hành bước “Cấu hình MX Record” như các dịch vụ khác bởi vì Google sẽ tự động làm điều này.
Đây được xem là một lợi thế rất mạnh mà chỉ Google Domains mới có, giúp mọi việc liên quan đến kỹ thuật trở nên dễ dàng hơn nhiều.
III. Tại Sao Mình Chọn Mua Hosting tại AZDIGI?
1. Founder là Thạch Phạm
Thạch là một blogger nổi tiếng và uy tín trong cộng đồng WordPress, blog cá nhân của cậu ấy tại địa chỉ thachpham.com có rất nhiều bài viết hầu như bao quát mọi khía cạnh mà bạn cần khi sử dụng WordPress.
Năm 2016, Thạch bắt đầu thành lập AZDIGI, một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hosting lưu trữ website và các giải pháp liên quan.
2. AZDIGI có máy chủ đặt tại Việt Nam
Vị trí của máy chủ để lưu trữ blog cũng rất quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng đến tốc độ truy cập của độc giả vào blog của bạn.
Nói dễ hiểu, vị trí máy chủ càng gần càng tốt với vị trí của đối tượng độc giả mà blog bạn hướng tới, điều đó giúp blog được truy cập nhanh hơn.
Ví dụ khi xây dựng các blog phục vụ đối tượng quốc tế mình thường chọn hosting nước ngoài bởi vì họ có các máy chủ đặt tại Mỹ. Còn khi độc giả là người Việt thì mình sẽ chọn các hosting có máy chủ đặt tại khu vực Asia như Japan, Singapore, Hong Kong và đương nhiên tốt nhất là có máy chủ tại Việt Nam.
Việc này giống như bạn đang ở VN mà học với giáo viên dạy Tiếng Anh cũng đang sinh sống tại VN thì khi gặp nhau để thực hành sẽ nhanh hơn nhiều so với việc học với một giáo viên đang sinh sống tại Mỹ.
Và một ưu điểm nữa là chúng ta sẽ miễn nhiễm với việc đứt cáp quang, bởi vì blog đang được đặt ngay tại máy chủ ở Việt Nam.
3. Thuận tiện cho việc thanh toán và hỗ trợ
Chọn một công ty tại Việt Nam giúp cho việc thanh toán và hỗ trợ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Bạn có thể thanh toán bằng tài khoản tại ngân hàng Việt Nam và có thể gửi yêu cầu hỗ trợ bằng Tiếng Việt mà không cần lo lắng về vốn Tiếng Anh cũng như vốn từ vựng về kỹ thuật.
B. THỰC HÀNH
I. Chuẩn Bị
Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị 2 loại tài khoản thanh toán online như sau:
- Tài khoản thanh toán nội địa: ACB hoặc VCB,…
- Tài khoản thanh toán quốc tế: Visa Debit
Đăng ký xong là bạn có thể ngồi tại nhà chuyển tiền và nhận tiền cả nội địa lẫn quốc tế.
II. Chọn Domain
1. Tổng Quan
Cấu trúc Domain bao gồm 2 phần chính: Tên Domain và Đuôi Domain (Tên Miền và Đuôi Miền), được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm.
Vì vậy khi nói “Chọn Domain” cũng có nghĩa là “Chọn Tên Miền và Đuôi Miền”.
Việc này tương đối dễ dàng đối với một blogger, bởi vì bạn không cần phải vò đầu bức tóc để tìm tên miền đẹp. Chỉ cần chọn tên miền theo dạng thương hiệu cá nhân (THCN) của mình là được.
Còn về sau khi muốn tạo công ty riêng, lúc đó mới cần chọn tên miền theo dạng thương hiệu công ty (THCT).
Vậy chọn tên miền theo dạng THCN hoặc THCT được hiểu như thế nào?
- Khi tên miền có chứa tên của bạn, đó gọi là tên miền theo dạng THCN.
- Khi tên miền có chứa tên của công ty/tổ chức/đơn vị đã đăng ký với cơ quan nhà nước, đó gọi là tên miền theo dạng THCT.
Ví dụ: như blogger Thạch Phạm, cậu ấy có một blog cá nhân tại ThachPham.com (THCN) chuyên về chủ đề WordPress. Sau một thời gian thành công với công việc viết blog, Thạch quyết định tạo công ty riêng kinh doanh về hosting tại địa chỉ AZDIGI.com (THCT).
2. Thực Hành
- 2.1 Chọn tên miền
Để đặt tên miền theo dạng thương hiệu cá nhân, bạn có thể áp dụng một trong 3 cách sau:
Mình khuyến khích bạn nên sử dụng cách này vì đây là phương án tối ưu nhất:
- Thường nickname là có sẵn, giúp cho việc chọn tên miền trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
- Thường ngắn gọn hơn các cách bên dưới.
- Tạo được tính duy nhất (unique), giúp dễ nhận diện thương hiệu và hiếm khi bị trùng với các blogger khác hoặc trùng với tên thương hiệu của công ty.
- Không bị giới hạn bởi lĩnh vực tham gia (xem cách 3 để hiểu rõ hơn ý này).
Nếu chưa có Nickname, bạn cũng có thể mua tên miền theo dạng Fullname.
Ví dụ: thanhduong.com, duongnguyen.com, nguyenthanhduong.com
Nhưng có một lưu ý nếu đặt như vậy, đó là có khả năng bị trùng. Vì vậy, bạn cần tìm tên đó trên Google để xem có bị trùng tên với blogger nào không, nếu chưa bạn có thể dùng.
Nếu bạn chưa có Nickname và cũng không muốn ngồi suy nghĩ xem nên chọn Nickname gì, mà đặt theo Fullname lại bị trùng thì có thể áp dụng cách này.
Đó là đặt theo tên của lĩnh vực mà bạn đang tham gia. Ví dụ: dulich.com
Nhưng cách này có 2 khuyết điểm lớn:
- Tên miền của bạn quá chung chung, không tạo được tính duy nhất, không gây được ấn tượng, vậy làm sao xây dựng được thương hiệu riêng?
- Hầu hết những tên miền mang tính chất chung chung và ngắn gọn như vậy đều đã được đăng ký.
Như vậy, để áp dụng được cách này chúng ta cần thêm tiền tố hoặc hậu tố vào tên miền.
- Ví dụ: ThichLamDep, TuHocMay, DuLichBaMien
Nhưng lỡ như kết hợp như vậy vẫn có người mua rồi, bạn có thể chuyển sang kết hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
- Ví dụ: GoDuLich
Ngoài ra, còn một khuyết điểm nữa là tên miền đó sẽ bị giới hạn bởi chính nó vì có chứa tên của Market trong tên miền.
Có nghĩa là, với tên miền đặt theo cách 1 và 2 bạn có thể chuyển sang chủ đề khác nếu cảm thấy mình không hợp với chủ đề hiện tại nhưng với cách 3 thì không thể.
- Ví dụ: với tên miền ThichLamDep bạn chỉ có thể viết về một số chủ đề như chăm sóc da, trang điểm,… chứ không thể viết về làm vườn hay chăm sóc thú cưng trên này được.
Về lý thuyết, blog của bạn nên bạn viết gì cũng được nhưng xét về mặt kinh doanh điều này là không nên. Hoặc nói bình dân là hãy rõ ràng chứ đừng “treo biển thịt mà lại đi bán cá”.
Lưu Ý:
- Tên miền không nên chứa số và dấu gạch ngang
- Các ký tự được cho phép sử dụng trong tên miền bao gồm: chữ cái (a-z), chữ số (0-9) và dấu gạch ngang (-).
- Nhưng bạn không nên dùng số và dấu (-) bởi vì điều này sẽ gây khó đọc và cũng làm giảm giá trị thương hiệu.
- Ví dụ:
- duong-romano: khi đọc sẽ là “duong gạch ngang romano”
- duongromano93: hai số 93 vô tình làm cho tên miền của bạn mất giá trị thương hiệu đi rất nhiều, bởi vì có 93 thì sẽ có 39 và vô số biến thể khác. Cho nên các tên miền dùng cho mục đích spam phần lớn đều có chữ số trong đó. Ngoại trừ các trường hợp đặt biệt như 24h hoặc thethao247, các con số này được dùng vì có ý nghĩa và giúp tên miền ngắn gọn hơn.
- Tên miền không nên viết tắt
- Các từ được viết tắt dễ gây nhầm lẫn và khó đọc.
- Ví dụ:
- ngthduong.com: không lẽ đọc là “en-nờ giê tê hát dương” hoặc “nờ gờ tờ hờ dương”
- ntduong.com: không lẽ đọc là “en-nờ tê dương” hoặc “nờ tờ dương”
- nguyentduong.com: “nguyễn tê dương”
- 2.2 Chọn đuôi miền
Về lý thuyết có rất nhiều đuôi khác nhau bạn có thể chọn. Ví dụ: .com, .net, .blog, .me, .vn,….
Nhưng xét chung về mặt phổ biến, ngắn gọn, dễ nhớ, giá cả, không bị giới hạn thì bạn nên chọn .com là tối ưu nhất.
Có bao giờ bạn nghe qua một tên miền ở đâu đó, sau đó lên máy tính rồi truy cập trực tiếp từ trình duyệt là “tenmien.com” nhưng lại bị lỗi. Sau đó lên Google tìm một hồi mới biết hóa ra phải là “tenmien.guru”.
Về lý thuyết, sở hữu một domain với đuôi .guru như vậy là quyền của mỗi người và bạn cũng không gặp phải lỗi kỹ thuật gì cả, nhưng xin đừng làm khó người dùng.
Ngoài ra, do đã quen với các đuôi phổ biến như .com/.net/.org, cho nên khi gặp một số đuôi lạ như .guru người dùng sẽ có xu hướng không muốn bấm vào.
3. Kết Luận
Domain của bạn cần đạt được nhiều tiêu chí như sau càng tốt:
- 3.1 Dễ nhớ
Đây là một trong những lý do mình thích đặt tên miền theo nickname. Một là có tính duy nhất, khi mới nghe qua dù mọi người có thích hay không cũng dễ gây ấn tượng hơn, từ đó giúp dễ nhớ hơn. Hai là ngắn gọn nên cũng giúp dễ nhớ.
- 3.2 Dễ hiểu
Nhìn vào AZDIGI, mình đoán AZ có nghĩa là từ A-Z, còn DIGI chắc là Digital hoặc nhìn vào các ví dụ trong phần “Đặt theo Market” mình cũng có thể hiểu ngay. Ví dụ về khó hiểu: chamlamvuon.
- 3.3 Dễ biết
Khi vô tình đọc một bài viết hoặc đi event nào đó mà bắt gặp tên miền của bạn, nếu độc giả nghĩ rằng “bạn/ảnh/ẻm/chỉ/ổng chứ ai” là thành công đạt tiêu chí này.
- 3.4 Dễ đọc
Tên miền bạn đặt sao cho khi đọc được thuận miệng là được.
- 3.5 Dễ viết
Tên miền càng ngắn gọn càng tốt, điều này giúp thuận tiện cho việc nhập/gõ/đánh tên miền để truy cập trực tiếp trên trình duyệt máy tính hay bất kỳ thiết bị nào khác.
III. Kiểm Tra Domain
1. Tổng Quan
Sau khi chọn được một tên miền, bây giờ bạn cần kiểm tra sự hiện diện của tên miền đó trên Internet.
Có nghĩa là chúng ta sẽ đi xem:
- Tên miền đó có xuất hiện trên Google hoặc các trang mạng xã hội hay không?
- Tên miền đó có bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của một công ty/thương hiệu nào hay không?
2. Thực Hành
3. Kết Luận
Như vậy, tới đây chúng ta thấy rõ ràng cách 3 có khá nhiều khuyết điểm:
- Tỷ lệ cao có trên Google/Social Media.
- Tỷ lệ cao có lịch sử xấu.
- Bị giới hạn chủ đề viết.
Nhưng tại sao mình vẫn đưa vào bài viết để hướng dẫn?
Bởi vì nó có một ưu điểm lớn nhất, đó là tên miền được đặt theo cách 3 sẽ dễ bán hơn so với đặt theo hai cách kia.
Lý do:
- Tên miền không thuộc dạng THCN (Bởi vì không chứa tên của bạn). Cho nên người khác có thể mua lại tên miền đó mà không lo ảnh hưởng gì đến THCN của họ.
- Tên miền không thuộc dạng THCT (Bởi vì hầu hết các tên miền này không phải là tên của một công ty/tổ chức nào cả). Cho nên quy trình bán tên miền rất dễ dàng và nhanh chóng. Còn nếu bán tên miền thuộc dạng THCT đồng nghĩa với đang bán công ty bởi vì tên miền và tên công ty là một, mà nếu đang kinh doanh tốt thì không ai tự nhiên đi bán công ty cả.
Ví dụ:
- duongromano.com (THCN): khó bán, bởi vì nó gắn liền với một cá nhân.
- thegioididong.com (THCT): không bán, bởi vì nó gắn liền với một công ty.
- thichlamdep.com (đặt tên theo cách 3): dễ bán, bởi vì nó không gắn liền với một cá nhân hay công ty nào cả.
Việc bán tên miền đối với các bạn blogger thường ít phổ biến bởi vì đa số website thuộc dạng Personal Blog và thường đặt tên miền theo THCN. Nhưng đối với những bạn chuyên xây dựng website thuộc dạng Niche Site, Coupon Site, Adsense Site,… thì việc này rất phổ biến.
Số tiền nhận được khi bán một website là rất cao, lên tới gấp 30 lần lợi nhuận trung bình (25-30 lần và được tính theo 3 hoặc 6 tháng gần nhất tùy từng trường hợp).
Ví dụ: website đạt lợi nhuận trung bình 3 tháng gần nhất là $1000 thì khi bán đi bạn sẽ thu về tổng số tiền là $1000 x 30 = $30000.
4. Chiến Lược
Nếu bạn là một blogger mới, hãy đặt tên miền theo cách 1 hoặc 2 sau đó xây dựng blog với chỉ một tên miền đó và tập trung phát triển THCN. Còn việc xây dựng blog để bán (nếu bạn muốn) thì để sau.
Tại sao?
Vì bạn làm sao biết chắc mình sẽ thành công ngay với blog đầu tiên trong khi chưa có kinh nghiệm?
Như vậy nếu chọn tên miền theo cách 3, sau này bạn không thể đổi lĩnh vực cho blog, muốn đổi bắt buộc phải mua tên miền mới. Còn tên miền cũ muốn bán cũng khó bởi vì chưa có thu nhập.
Ngược lại, khi xây dựng blog đầu tiên trên tên miền dạng THCN, nếu có thất bại hoặc cảm thấy không thích hợp với lĩnh vực hiện tại bạn có thể đổi sang lĩnh vực khác nếu muốn mà không cần mua tên miền mới.
Ví dụ:
- ThichLamDep: có thể viết về một số chủ đề như chăm sóc da, trang điểm,… chứ không thể viết về làm vườn (chỉ có thể mở rộng chủ đề trong cùng lĩnh vực chứ không thể đổi sang lĩnh vực khác).
Như vậy, bạn chỉ cần gắn bó với tên miền THCN đó tới khi nào thành công thì thôi. Chỉ cần 1 blog THCN thành công thì rất nhiều lợi ích khác sẽ đến.
Và khi đã có kinh nghiệm với blog đầu tiên + tiền vốn + nhân sự + thật sự muốn thử sức, lúc này mới nghĩ tới việc xây dựng blog để bán.
Bởi vì VIỆC NÀY CẦN MỘT TEAM CHỨ KHÔNG THỂ LÀM MỘT MÌNH ĐƯỢC.
Bạn có thể giỏi về kỹ thuật để tự làm hết các việc như WordPress, SEO, Market Research, Email Marketing,… nhưng Content thì sao? Bạn có chắc mình sẽ am hiểu nhiều chủ đề khác nhau để có thể tự viết về food, travel, parenting, pet, garden,…? Mà cho dù bạn thật sự am hiểu rộng, thời gian đâu để viết?
Chưa kể bạn còn phải cạnh tranh với các blog khác về SEO (thứ hạng trên Google phải cao hơn), Content (nội dung phải chất lượng hơn), Design (thiết kế blog phải đẹp hơn, dễ dùng hơn).
Với tên miền dạng THCN, khi blog thành công thì THCN của bạn cũng được phát triển theo. Nhờ đó dù cho ban đầu vẫn có sự cạnh tranh như trên nhưng theo thời gian THCN ngày càng mạnh thì bạn sẽ thấy được rất nhiều cái lợi mà THCN mang lại.
Trong khi tên miền theo cách 3 bạn sẽ cần cạnh tranh mãi với các blog khác, ngày này qua tháng khác cho đến lúc đạt chỉ tiêu thu nhập và bán đi thì thôi, bởi vì những blog dạng này đâu có THCN.
Hay nói đúng hơn là những blog này thường không được tập trung xây dựng thương hiệu. Bởi vì ngay từ đầu mục tiêu là ĐẠT CHỈ TIÊU THU NHẬP ĐỂ BÁN chứ không phải PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LÂU DÀI.
Hai mục tiêu này rất khó tồn tại cùng nhau. Bởi vì thương hiệu cần thời gian, mà đã “cần xây thương hiệu” lại “cần xây để bán”, vậy phải đợi tới khi nào mới bán được? 5 năm hay 10 năm?
Cho nên mình nhấn mạnh lại là chỉ khi nào bạn thật sự muốn thử sức và có đủ thực lực lúc đó mới nghĩ tới việc này. Còn không cứ tập trung phát triển blog theo dạng THCN cho thật thành công là quá đủ với nhiều người.
5. Đặc Điểm
Phần trên mình đã phân tích cơ bản về 2 hướng phát triển blog, bây giờ mình sẽ tóm tắt lại đặc điểm của từng hướng.
1. Phát triển theo hướng xây thương hiệu | 2. Phát triển theo hướng xây để bán |
---|---|
– Tên miền được đặt theo cách 1 hoặc 2. – Thời gian sở hữu blog là lâu dài. – Kinh nghiệm, tiền vốn, nhân sự là tùy chọn để bắt đầu (nếu có càng tốt). – Yêu cầu am hiểu kiến thức về kỹ thuật là trung bình. – Cạnh tranh chỉ trong giai đoạn đầu. – Có thể đổi lĩnh vực cho blog. – Có thể mở rộng chủ đề cho blog (trong cùng lĩnh vực). – Không thể bán blog. – Không thể nhân rộng. | – Tên miền được đặt theo cách 3. – Thời gian sở hữu blog là ngắn hạn. – Kinh nghiệm, tiền vốn, nhân sự là cần thiết để bắt đầu. – Yêu cầu am hiểu kiến thức về kỹ thuật là khá cao. – Cạnh tranh trong suốt quá trình phát triển. – Không thể đổi lĩnh vực cho blog. – Có thể mở rộng chủ đề cho blog (trong cùng lĩnh vực). – Có thể bán blog và thu về lợi nhuận cao. – Có thể nhân rộng khi đã có hệ thống. |
Như vậy mình đã liệt kê ra những đặc điểm chính của 2 hướng đi này. Còn cái nào là ưu điểm/khuyết điểm và đi theo hướng nào bạn sẽ là người quyết định.
Nếu ý nào bạn chưa rõ có thể bình luận bên dưới mình sẽ trả lời để bạn hiểu thêm trước khi quyết định.
IV. Mua Domain
1. Thêm Payment Method Vào Google Pay
Đầu tiên bạn cần thêm phương thức thanh toán vào tài khoản Google của mình nếu chưa có. Các bước chi tiết như sau:
2. Bắt Đầu Quá Trình Mua Domain
V. Mua Hosting
VI. Kết Nối Domain Với Hosting
Như vậy bây giờ bạn đã có Domain và Hosting, việc tiếp theo là kết nối chúng lại với nhau. Quy trình gồm 2 phần chính:
1. Thêm Domain Vào Hosting
Một gói hosting có thể chứa nhiều domain (tùy vào gói mà bạn mua số lượng sẽ khác nhau). Các domain này được phân thành 2 nhóm:
- Primary Domain là 1 domain mà bạn cung cấp lúc mua hosting (Phần V-Bước 2) => vì đã được thêm vào hosting ngay từ đầu nên bạn KHÔNG CẦN LÀM bước này.
- Addon Domain là các domain được thêm vào hosting sau này => do chưa được thêm vào hosting nên bạn PHẢI LÀM bước này.
Ví dụ:
- Trong phần V-Bước 2, mình đã thêm duongromano.com vào hosting (đây được gọi là Primary Domain).
- Ngoài ra, với gói “Turbo Hosting 1” sau này mình có thể thêm 1 domain khác vào gói hosting này (đây được gọi là Addon Domain).
Thực hành:
2. Trỏ Domain Về Hosting
Tổng Kết:
Quá trình kết nối Domain với Hosting được hiểu cơ bản như sau:
- Thêm Domain vào Hosting: thông báo cho AZDIGI rằng bạn sẽ xây dựng một blog trên gói hosting này. (Giống như đi làm giấy phép xây dựng vậy, không có cái này thì không xây nhà được).
- => Với gói nhỏ nhất (Turbo Hosting 1) bạn có thể thêm được 2Domain (1Primary Domain + 1Addon Domain), vì vậy bạn có thể xây dựng được 2 blog trên gói hosting này.
- Trỏ Domain về Hosting: thông báo cho Google Domains rằng khi người dùng truy cập domain đó hãy đưa họ tới hosting.
- => Như vậy người dùng mới xem được blog của bạn (bởi vì blog đang được đặt trên hosting). Nếu bạn bỏ qua bước này, khi người dùng truy cập domain sẽ thấy trang thông báo của nhà cung cấp domain chứ không thể thấy được blog của bạn.
Các bước thực hành:
- Đối với Primary Domain: chỉ cần làm 1 bước Trỏ Domain.
- Đối với Addon Domain: cần làm 2 bước Thêm Domain + Trỏ Domain.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành toàn bộ việc mua và kết nối Domain với Hosting.
Bài viết này khá dài nên mình đã cố gắng trình bày gọn và chia từng mục rõ ràng, bạn cứ thực hành từ từ theo từng bước.
Nếu gặp rắc rối chỗ nào bạn hãy bình luận ngay bên dưới để mình giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!