Hướng Dẫn Chọn Chủ Đề Viết Blog Phù Hợp Nhất Với Bạn

Bài viết này dành cho ai?

  • Bạn muốn bắt đầu xây dựng một blog cá nhân nhưng chưa biết nên viết về cái gì? Nên chọn chủ đề mình có kinh nghiệm hay chọn chủ đề phổ biến được nhiều người quan tâm?
  • Bạn đã có một blog nhưng vẫn chưa chắc mình có chọn đúng chủ đề hay không? Và liệu chủ đề đó có đủ tiềm năng để tạo ra lợi nhuận không?

Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên hãy tiếp tục đọc nhé. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định được chủ đề viết blog vừa phù hợp với bản thân vừa có tiềm năng sinh lời tốt.

A. LÝ THUYẾT

“Nên viết blog về chủ đề gì?” Đó là câu hỏi đầu tiên của một blogger khi mới bắt đầu tham gia vào công việc viết blog.

Thông thường đa số mọi người sẽ chọn chủ đề dựa trên sở thích, đam mê hoặc kinh nghiệm mà mình đang có. Hay nói chung lại là …

I. Có Nên Chọn Chủ Đề Dựa Trên Niềm Đam Mê?

Câu trả lời của mình là CÓ … NHƯNG CHƯA ĐỦ.

1. Tại sao?

Nếu bạn tạo blog để chia sẻ kiến thức, giao lưu học hỏi,… thì có thể chọn hầu như bất kỳ chủ đề nào bạn thích. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng blog trở thành một doanh nghiệp online có lợi nhuận thì lúc này sẽ có thêm các khía cạnh liên quan đến kinh doanh mà bạn cần quan tâm.

Nói một cách tổng quát, nếu tiền là một trong những mục tiêu của bạn thì niềm đam mê là chưa đủ bởi vì nhìn vào thực tế, muốn kiếm tiền bạn phải cung cấp một cái gì đó mà mọi người đang có nhu cầu, phải không nào?

Có nghĩa là về HỌ (thị trường) chứ không chỉ về BẠN (đam mê).

Nhưng nếu không có đam mê thì xem như bạn đã mất đi 9% của sự thành công, một con số không nhỏ.

Bởi vì theo số liệu từ The Top 20 Reasons Startups Fail – CBInsights thì yếu tố “Lack Passion” chiếm 9% và xếp hạng #14, điều đó cho thấy thiếu niềm đam mê cũng là một lý do khiến một doanh nghiệp thất bại.

Một ý khác để làm rõ cho vấn đề này đó là nguyên lý ba vòng tròn: Đam mê – Năng lực – Lợi nhuận.

Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn là Thứ bạn thích – Thứ bạn giỏi – Thứ xã hội cần.

Mình rất thích mô hình này vì dễ hiểu và thực tế. Nội dung cơ bản là với 3 vòng tròn này sẽ tạo ra 4 trường hợp, trong đó trường hợp số 4 là lý tưởng nhất (Một điểm mà tại đó 3 vòng tròn này giao nhau).

Nguồn: RMITvaChaMe

2. Ví dụ

Bạn thích xem phim và nghe nhạc Hàn Quốc nên sau một hồi suy nghĩ thì chọn viết về chủ đề “lối sống của sao Hàn”, vì bạn thích chủ đề này và cũng thấy có rất nhiều người quan tâm, với lại các bài viết trên Facebook cũng được rất nhiều lượt tương tác, thậm chí là inbox trực tiếp bạn để nhờ tư vấn, hỏi đáp thêm các vấn đề liên quan.

Sau đó bạn quyết định tạo blog để bắt đầu kiếm tiền từ chủ đề này và bây giờ các vấn đề mới bắt đầu xuất hiện. Trong đó câu hỏi cơ bản và cũng phổ biến nhất: “Tôi sẽ kiếm tiền bằng cách nào?”

Câu trả lời của mình là chủ đề này rất khó cho bạn tạo ra lợi nhuận. Bởi vì bạn thử nghĩ xem:

  • Người đọc chủ đề này họ có những nhu cầu gì?
  • Với những nhu cầu đó thì có thể tạo ra những sản phẩm gì?

Rõ ràng chủ đề này không phù hợp cho việc xây dựng một doanh nghiệp online.

Nhưng nếu giả sử bạn có sở THÍCH và GIỎI về thú cưng (như chó, mèo,…). Chủ đề này sẽ giúp bạn tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn bởi vì người đọc có nhiều nhu cầu (CẦN) như chăm sóc, huấn luyện, đồ ăn,… từ đó sẽ có nhiều ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ ra đời.

3. Kết luận

Bạn thấy đó nếu ý định của bạn là muốn kiếm tiền thì việc chọn chủ đề chỉ dựa trên niềm đam mê là hoàn toàn chưa đủ.

Bên cạnh các chủ đề đã được chứng minh là rất tốt cho việc xây dựng một doanh nghiệp online có lợi nhuận thì còn rất nhiều chủ đề khác rất khó hoặc không thể làm được việc này.

Vì vậy ở phần thực hành mình sẽ giúp bạn từng bước đánh giá được chủ đề nào sẽ phù hợp với “Đam Mê” và “Năng Lực” của bạn mà vừa có thể tạo ra “Lợi Nhuận”.

II. Chọn Chủ Đề Rộng Hay Hẹp?

Trong thế giới kinh doanh nói chung có một cụm từ mà bạn chắc đã nghe rất nhiều đó là Target Market (Thị Trường Mục Tiêu).

Trong thế giới Online Marketing cũng có một cụm từ mang ý nghĩa tương tự, đó là Niche Market.

Như vậy, khi nghe ai đó nhắc đến một trong hai cụm từ trên thì bạn biết rằng đó chính là một.

1. Khái niệm

Niche Market (Thị Trường Ngách) là một phân khúc nhỏ và cụ thể trong một thị trường. Nó sẽ bao gồm các Niche Audience (Đối Tượng Ngách) mà bạn cần tiếp cận và phục vụ.

Niche Market thường được viết tắt là Niche.

2. Ví dụ

Ví dụ một số Niche Market:

  • thú cưng > huấn luyện thú cưng > huấn luyện chó > huấn luyện chó husky
  • thời trang > quần áo > quần áo cho nữ > quần áo cho mẹ bầu

Ví dụ về Niche Market của một số thương hiệu:

  • Nếu như hỏi: “McDonald’s đang kinh doanh trong thị trường nào?”.
    • Câu trả lời phổ biến nhất sẽ là: “Fast Food”.
    • Câu trả lời đầy đủ hơn sẽ là: “McDonald’s đang kinh doanh trong thị trường Fast Food và niche là Burger”.
    • Sơ đồ đầy đủ sẽ là: Food > Restaurant > Fast Food > Burger
  • Vậy bây giờ nếu hỏi: “Niche của KFC là gì?”. Thì bạn chắc biết câu trả lời rồi nhỉ?
    • Đó là “Fried Chicken”.
    • Sơ đồ đầy đủ sẽ là: Food > Restaurant > Fast Food > Fried Chicken

Vậy niche của blog này là gì?

  • Câu trả lời chắc chắn của mình đó là: “Hướng dẫn xây dựng doanh nghiệp online với mô hình Blogging Business”.
  • Hoặc diễn giải ngắn gọn theo sơ đồ: kiếm tiền > kiếm tiền online > kiếm tiền online từ blog
  • Vì vậy trên blog này bạn sẽ không tìm thấy các bài viết hướng dẫn về Dropshipping, Tshirt, Amazon Kindle,…

3. Kết luận

Bạn không nên chọn một chủ đề quá rộng để xây dựng blog. Nói cách khác là bạn cần chọn một Niche Market. Bởi vì:

“KHÔNG THỂ PHỤC VỤ MỌI THỨ CHO MỌI NGƯỜI”

Mỗi người đều có những quan điểm, tính cách, sở thích và mức sống khác nhau cho nên dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì thì cũng cần xác định được nhóm Đối Tượng Ngách (Niche Audience) của mình là ai.

Nếu như chọn một chủ đề rộng, đồng nghĩa với các loại đối tượng cũng trở nên đa dạng, điều đó làm cho bạn rất khó để xác định được đối tượng cụ thể cần hướng tới.

Ví dụ: trên vai trò chủ blog, bạn chọn chủ đề cho blog là “chó Husky” thì tất cả những gì bạn nói trên blog sẽ về loại chó này và bạn biết độc giả đều quan tâm đến chó Husky chứ không phải là loại chó nào khác, cụ thể phải không nào?

Ngược lại cũng vậy, nếu bạn tạo ra 2 cuốn ebook:

  1. Những cách huấn luyện chó hiệu quả nhất
  2. Những cách huấn luyện chó Husky

Trên vai trò là độc giả có nuôi chó Husky, mình chắc chắn sẽ chú ý đến ebook số 2 trước tiên bởi vì nó nói cụ thể vào vấn đề của mình.

Hoặc như ví dụ về KFC, nếu bây giờ họ đột nhiên cung cấp thêm bánh Burger và bánh Pizza thì kết quả sẽ thế nào? Có thể thành công hoặc không nhưng chắc chắn một điều là nó sẽ khiến cho công việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn bởi vì họ đang cố gắng nhiều thứ hơn.

Vì vậy việc tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể (chứ không phải EVERYONE) sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc kinh doanh, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu.

B. THỰC HÀNH

Bước 1: Liệt Kê Các Chủ Đề

Ở bước đầu tiên này bạn không cần sử dụng công cụ gì cả, chỉ đơn giản là động não suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý (ở bên dưới) để liệt kê ra các chủ đề mà bạn có kinh nghiệm, yêu thích, đam mê hoặc ít nhất là có sự quan tâm.

Mục tiêu là liệt kê ra tất cả những chủ đề trừ những cái mà bạn biết rõ là không thích.

Điều quan trọng cần nhớ ở đây là tất cả những chủ đề được liệt kê ra sẽ có một điểm chung: bạn thường xuyên nghiên cứu/tiếp xúc/sử dụng/thực hành nó hàng ngày hoặc vài ngày trong tuần.

Bởi vì sau này bạn sẽ viết blog về chủ đề đó cho nên bạn không thể viết về những điều mà mình ít tiếp xúc.

Ví dụ, bạn có sở thích đi du lịch nhưng nếu một năm bạn đi 1 lần thì cũng không cần liệt kê ra nhé.

Bắt đầu …

  • Bạn thường làm gì để giải trí?
  • Những khía cạnh nào trong công việc hoặc cuộc sống mang lại cho bạn nhiều niềm vui nhất?
  • Bạn sẽ làm gì nếu thời gian và tiền bạc không phải là vấn đề? (Những công việc mà bạn làm mãi không chán? Hoặc sẵn sàng làm thậm chí nếu không nhận được tiền?)
  • Bạn sở hữu những kỹ năng gì?
  • Nghề nghiệp hiện tại của bạn là gì? Bạn đang làm công việc gì để sinh sống?
  • Mọi người hay nói là bạn giỏi về cái gì? Mọi người thường xuyên nhờ bạn giúp đỡ những việc gì?
  • Nói cách khác, từ quá khứ cho tới hiện tại những chủ đề nào mà bạn đã có kiến thức về nó? Ví dụ, nếu bạn có con thì có thể sẽ có kiến thức về nuôi dạy con cái. Nếu bạn đang làm trong ngành giáo dục thì sẽ có kiến thức về hướng nghiệp, chọn trường,…
  • Bạn muốn học những kỹ năng gì?
  • Nghề nghiệp mà bạn đang muốn thử sức là gì?
  • Có thể hiện tại bạn không phải là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về nó nhưng bạn muốn trong tương lai mình sẽ là người như vậy.
  • Nói cách khác, trong tương lai những chủ đề nào mà bạn muốn mình sẽ giỏi?
  • Nếu như tới đây bạn vẫn chưa liệt kê ra được một chủ đề nào hoặc liệt kê rất ít thì có thể xem xét tới phương án cuối cùng này.
  • Ý tưởng là bạn sẽ hợp tác với người khác, họ là những người thật sự giỏi về điều gì đó nhưng chưa ứng dụng nó vào công việc viết blog. Nói dể hiểu, đó là bạn sẽ lo về mặt kinh doanh (website, marketing,…), còn người kia sẽ lo về các vấn đề liên quan đến nội dung.
  • Sở dĩ nói đây là phương án cuối vì mình không khuyến khích phương án này lắm, bởi vì:
    • Khi đã đọc tới đây thì đồng nghĩa bạn đang có sự quan tâm đến blogging, còn người kia thì hoàn toàn chưa. Cho nên việc đầu tiên nhất và cũng là khó nhất đó là bạn cần giải thích/thuyết phục làm sao để người kia có được sự quan tâm đến blogging giống như bạn.
    • Nếu bạn thành công được việc trên thì phần còn lại chính là hai bên cần làm rõ các vấn đề trong quá trình hợp tác. Mặc dù điều này không phải rất khó nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng không dễ dàng gì để hoàn thành, đặc biệt là với mô hình blogging mà đối với bạn hiện tại vẫn là người mới.
    • Nếu bạn là một người đã có blog và phát triển được một thời gian thì phương án này sẽ phù hợp với bạn hơn. Bạn có thể hợp tác với một hoặc nhiều người có sự am hiểu về chủ đề đó, từ đó blog sẽ có nhiều tác giả và nội dung sẽ phong phú hơn.

Bước 2: Đào Sâu Vào Từng Chủ Đề

Sau khi động não xong, bạn thực hành phần này để bổ sung các chủ đề mà bên trên chưa nghĩ ra cũng như đào sâu vào các chủ đề rộng.

Một số chủ đề trong danh sách ở bước 1 vẫn còn quá rộng, vì vậy không chỉ là bổ sung mà trong lúc thực hành bạn cần đào sâu vào các chủ đề rộng đó để xem bên trong còn những chủ đề nào khác không.

Ví dụ, thay vì chủ đề là “thiết kế website” (quá rộng), mình sẽ thay thế bằng “WordPress” (sâu hơn và phù hợp với kiến thức của mình)

Có nhiều cách khác nhau để tìm ý tưởng chủ đề cho blog nhưng mình thường dùng 3 cách sau đây vì nhanh chóng, dễ hiểu và dễ thực hành nhất.

Và một lưu ý nhỏ là ở bước này mình sẽ dùng Tiếng Anh để nghiên cứu vì cho ra được nhiều kết quả hơn.

  • Như tên gọi, các website dạng này chủ yếu là để phân loại các website trên Internet vào các danh mục khác nhau.
  • Cấu trúc của nó thường là đặt các danh mục lớn nhất ở trang chủ và bên trong sẽ có nhiều danh mục nhỏ hơn được liệt kê. Vì vậy đây được xem là một nơi tuyệt vời để bạn có thể khám phá ra rất nhiều niche khác nhau.
  • Có nhiều website dạng này nhưng mình thường dùng Curlie (hiện tại con số category đã hơn 1 triệu).
  • Cách dùng:
    • Truy cập vào Curlie.org
    • Sau đó chọn một category ở trang chủ để khám phá sâu hơn.
    • Nếu thấy chủ đề nào mà mình có sự quan tâm thì hãy bổ sung vào danh sách chủ đề đang có.
  • Bạn vào Google và tìm kiếm với các cú pháp như sau:
    • list of X (X ở đây có thể là: hobbies, jobs, skills, activities, passions, goals, experiences, diabetes, arts, good habits, needs and wants,…). Ví dụ: list of hobbies
  • Google sẽ trả về kết quả giúp bạn có thêm được rất nhiều ý tưởng để tham khảo.
  • Các website dạng này là:
  • Bạn nhập tên chủ đề vào khung tìm kiếm của các website này, sau khi kết quả trả về hãy nhìn vào title, category,… là có thể tham khảo được thêm nhiều ý tưởng.

Bước 3: Cho Điểm Và Xếp Hạng Chủ Đề

Sau khi làm xong bạn sẽ có một danh sách dài các chủ đề. Ví dụ của mình như sau:

  • cầu lông, đi bộ, du lịch, sáo trúc, đàn tranh, phần mềm, năng suất cá nhân, tiếng anh, kiếm tiền online, wordpress,… (ghi bằng Tiếng Việt hay Tiếng Anh đều được)

Bạn chỉ cần đơn giản liệt kê ra như thế là xong, càng nhiều càng tốt nhé. Danh sách bên trên còn nữa nhưng mình chỉ lấy 10 chủ đề làm ví dụ để tránh dài dòng.

Bây giờ hãy nhìn vào danh sách và bắt đầu cho điểm dựa trên:

  • Không (0đ)
  • Ít khi (1đ) (mỗi tháng 1 lần, mỗi quý 1 lần)
  • Thường xuyên (2đ) (vài ngày trong tuần)
  • Hàng ngày (3đ)
  • Không (0đ)
  • Quan tâm (1đ): chỉ đơn giản là quan tâm đơn thuần đến chủ đề đó.
  • Yêu thích (2đ): bạn rất thích khi nghe hoặc nói về chủ đề đó.
  • Đam mê (3đ): ở mức độ mà bạn có thể sẵn sàng làm nó cả ngày mà không chán. Ở mức độ mà khiến bạn cảm thấy có nhiệt huyết.
  • Không (0đ): hiện tại bạn không có kiến thức về chủ đề đó và không có người để hợp tác.
  • Hợp tác (1đ): hiện tại bạn không có kiến thức về chủ đề đó nhưng biết có người để hợp tác.
  • Cơ bản (2đ): bạn có kiến thức nhưng chỉ dừng ở mức cơ bản.
  • Nâng cao (3đ): bạn tự tin khi nói hoặc hướng dẫn cho người khác về chủ đề đó.
  • Chuyên gia (4đ): không những tự tin mà bạn còn đang tiếp xúc thường xuyên và cảm thấy mình có khả năng cao về chủ đề đó.

Cho điểm chủ đề

Sau khi cho điểm xong chúng ta bắt đầu xếp hạng chủ đề (công cụ mình dùng là Google Sheet):

  1. Chọn A2-B11
  2. Chọn Data > Sort range
  3. Chọn Sort by Column B (Z -> A)
  4. Bấm Sort

Xếp hạng chủ đề

Kết quả cuối cùng bạn đang có một danh sách chủ đề tiềm năng đã được xếp hạng theo điểm số (Điểm số tối thiểu phải là 3 và tối đa là 10)

Bạn còn nhớ “nguyên lý ba vòng tròn” mà mình nói tới ở đầu bài chứ? Bây giờ xem như bạn đã có được sự giao nhau của 2 vòng tròn (Đam Mê và Năng Lực). Còn vòng tròn Lợi Nhuận sẽ được khám phá trong bước tiếp theo.

Nếu trong các mục tiêu của bạn khi viết blog không có kiếm tiền thì bước này đủ để bạn chọn được một chủ đề phù hợp.

Còn ngược lại, chúng ta cần đào sâu hơn bởi vì mức độ quan tâm, thời gian tiếp xúc và chuyên môn hiện tại của bạn trong một chủ đề cơ bản là không thể nói lên được mức độ tiềm năng tạo ra lợi nhuận của chủ đề đó.

Hay nói cách khác, bạn hiện đang có được danh sách CHỦ ĐỀ TIỀM NĂNG chứ chưa phải là THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG.

Bước 4: Xác Định Thị Trường Tiềm Năng

Nếu một chủ đề đáp ứng được các tiêu chí như bên dưới thì đó là một Thị Trường Tiềm Năng (Profitable Market).

Nhiệm vụ của bước này là đi thu thập thông tin để xác định một chủ đề có phải là thị trường tiềm năng hay không.

Kết quả cần đạt được ở bước này là: CÓ hoặc KHÔNG.

Nếu bạn chưa quyết định được thì phải tiếp tục cho đến khi nào trả lời được câu hỏi trên mới được xem là hoàn thành bước này.

Vì tính chất như vậy nên bước này không có mức giới hạn thời gian, hoàn thành nhanh hay chậm tùy vào kinh nghiệm nghiên cứu và sự am hiểu về chủ đề của mỗi người.

Có nghĩa là nếu chủ đề bạn chọn trong thực tế nó là một thị trường rất tốt thì rất nhanh bạn sẽ thấy chủ đề đó đáp ứng được nhiều tiêu chí. Còn ngược lại, phải tiếp tục cho đến khi có đủ dữ liệu để đưa ra quyết định bởi vì một tiêu chí không thể quyết định được.

Hai tiêu chí đầu tiên là quan trọng nhất, vì vậy nếu chủ đề bạn đang nghiên cứu không đáp ứng được cả hai hãy chuyển sang chủ đề khác.

Mặc dù phần này có thể sẽ tốn nhiều thời gian của bạn nhưng nó thật sự đáng giá, đáng giá hơn rất nhiều so với cái giá mà bạn phải trả sau này nếu bạn bỏ qua.

Vì vậy đừng nản chí khi làm phần này nhé, biết đâu khi thấy các chủ đề của mình đáp ứng được nhiều tiêu chí bạn sẽ cảm thấy thích bước này cho xem.

Mọi người cần nhận thức được vấn đề của họ và đang tích cực tìm kiếm giải pháp.

Cụ thể ở đây là các hành động tìm kiếm online như: tìm kiếm trên Google, YouTube, Social Media hoặc tham gia đặt câu hỏi và thảo luận trong các group/forum.

Nếu không có ai tìm kiếm, không có ai thảo luận đến chủ đề đó thì ai sẽ truy cập vào blog của bạn để xem?

Không có ai tìm kiếm không có nghĩa thị trường này không tiềm năng, nhưng bạn sẽ gặp khó khăn nếu tham gia vào một thị trường như vậy.

Bởi vì bạn sẽ phải làm thêm một bước, đó là thuyết phục làm sao để mọi người nhận thức được rằng họ đang có một vấn đề và bạn có thể giải quyết nó cho họ.

Ví dụ: bạn có giải pháp để giải quyết vấn đề “nghiện rượu” và đang muốn cung cấp cho 2 người như sau:

  • A nhận ra được là mình đang nghiện rượu và biết điều đó là không tốt.
  • B thì ngược lại cho rằng uống rượu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Vậy theo bạn, cung cấp giải pháp cho người nào sẽ dễ hơn?

Ý mình muốn nói là thế, bạn cần chọn một thị trường mà nơi đó đối tượng mục tiêu họ biết mình đang có vấn đề, họ biết mình cần làm điều gì đó để thay đổi.

Họ có thể không biết làm thế nào nhưng họ phải nhận thức được và biết kết quả sau đó như thế nào và họ muốn nó.

Điều này sẽ làm cho việc cung cấp giải pháp cho thị trường đó dễ dàng hơn so với việc bạn phải cố gắng đi thuyết phục mọi người rằng họ đang có một vấn đề và cần giải pháp.

Vì vậy tiêu chí đầu tiên bạn cần nghiên cứu đó là xem mọi người có đang tích cực thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của họ trong chủ đề đó hay không?

Bắt đầu …

Khi bạn truy cập vào Google.com và nhập tên chủ đề, trong lúc nhập Google sẽ tự động hoàn thành hay nói cách khác là Google sẽ đưa ra một số từ gợi ý cho bạn (được hiển thị ở bên dưới khung search).

Đây chính là một chức năng tuyệt vời khác của Google, những kết quả mà Google gợi ý là những từ khóa khác có liên quan đến từ khóa mà bạn vừa nhập vào. Mặc định Google chỉ hiện ra tối đa là 10 kết quả nên bạn cần sử dụng một công cụ đặc thù khác để có nhiều kết quả hơn.

Truy cập Stratage Google Suggest và thực hành từng bước như sau:

  • Suggest Options: A-Z and 0-9
  • &hl=: Vietnamese
  • &gl=: Vietnam
  • Word: nhập từ khóa mô tả chủ đề mà bạn cần nghiên cứu. Nhớ là viết ngắn thôi nhé, có thể là tên chủ đề hoặc dạng rút gọn, ví dụ mình sẽ nghiên cứu về 2 chủ đề “viết blog” và “năng suất cá nhân” (Vì chúng ta đang tìm hiểu nhu cầu tại thị trường Việt Nam nên ở đây bạn cần dùng Tiếng Việt)
  • Bấm Get tons of keywords in a bulk và đợi công cụ chạy xong sẽ hiện ra kết quả.
  • Có rất nhiều kết quả trả về. Sau đó mình nhấn F3 (hoặc Ctrl+F) và nhập “kiếm tiền” để lọc ra được các từ khóa như sau:
    • viết blog kiếm tiền
    • viết blog kiếm tiền online
    • viết blog có tiền không
    • viết blog và kiếm tiền online
    • viết blog cá nhân kiếm tiền
    • viết blog để kiếm tiền
    • viết blog kiếm được bao nhiêu tiền
    • viết blog có kiếm được tiền không
    • cách viết blog kiếm tiền
    • hướng dẫn viết blog kiếm tiền
    • công việc viết blog kiếm tiền
    • cách viết blog để kiếm tiền
  • Từ danh sách này mình có thể xác định rằng mọi người có quan tâm đến chủ đề “viết blog kiếm tiền”.

=> TỐT

Nhập “năng suất cá nhân” thì không hiện kết quả nào. Sau đó mình nhập từ khóa mang ý nghĩa rộng hơn xem sao.

Nhập “năng suất làm việc” thì có kết quả. Sau đó mình tìm trong kết quả xem có từ khóa nào chứa từ “cá nhân” không, tiếc là không.

Sau đó mình nhìn từng từ khóa trong kết quả xem mọi người quan tâm đến những gì trong chủ đề “năng suất làm việc” thì thấy hầu như đa số là nói về năng suất làm việc trong công ty:

  • năng suất làm việc của nhân viên
  • nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
  • thưởng năng suất làm việc
  • cách tính năng suất làm việc
  • bài toán năng suất làm việc
  • đánh giá năng suất làm việc

Tới đây có một cảm giác hơi buồn vì cái mình muốn tìm là “năng suất làm việc cá nhân” (personal productivity). Mình khẳng định đây là một thị trường tiềm năng nhưng ở nước ngoài, còn ở Việt Nam thì như bạn đã thấy, không có một từ khóa nào cho thấy có sự quan tâm đến chủ đề này.

=> KHÔNG TỐT

Nhìn vào danh sách kết quả Google Search trả về cũng cho bạn biết được mọi người có quan tâm đến chủ đề đó hay không. Tiêu chí chúng ta cần là:

  • URL cho thấy đến từ các trang blog cá nhân.
  • Title chứa từ khóa đang tìm.

Nhìn vào URL mình thấy đa số đều đến từ các blog.

Nhìn vào Title cũng thấy chứa từ khóa mà mình tìm kiếm.

=> TỐT

Nhìn vào URL mình thấy như sau: cafef, wework, dantri, saga, careerbuilder.vn (các website của báo chí, công ty).

Nhìn vào Title thấy đa số có chứa từ “nhân viên”.

Kết quả này cho thấy mọi người có xu hướng quan tâm đến năng suất làm việc ở công ty, nhân viên, nhóm (kiểu nhân viên văn phòng) hơn là cá nhân, tại nhà (kiểu người làm việc tự do: blogger, freelancer,…).

=> KHÔNG TỐT

Ngoài Google ra thì Facebook cũng là một nơi mà mọi người thường xuyên thảo luận và tìm kiếm thông tin.

Việc bạn cần làm là tìm xem có page hoặc group nào liên quan đến chủ đề hay không? Admin có phải là một blogger? Số lượng thành viên trong group có nhiều không? Có tích cực đặt câu hỏi và thảo luận không?

Ví dụ 1: “viết blog kiếm tiền” => Tốt

Ví dụ 2: “năng suất làm việc cá nhân” => Không tốt

Tương tự, YouTube cũng là một cỗ máy tìm kiếm của Google đặc thù dành cho video.

Việc bạn cần làm là xem có video nào liên quan đến chủ đề không? Lượt view, comment thế nào?

Ví dụ 1: “viết blog kiếm tiền” => Tốt

Ví dụ 2: “năng suất làm việc cá nhân” => Không tốt

Sau khi thực hành với 4 công cụ trên thì mình đưa đến kết luận:

  • “viết blog kiếm tiền”: nhu cầu cao
  • “năng suất làm việc cá nhân”: nhu cầu rất thấp, rất ít tín hiệu cho thấy sự quan tâm của mọi người với chủ đề này. Mình cũng đã thử với các từ khóa tương tự như “năng suất làm việc tại nhà” kết quả cũng không tốt.

Nếu muốn xây dựng một doanh nghiệp bền vững bạn cần xác định xem thị trường đó sẽ vẫn tồn tại trong thời gian tới hay chỉ là xu hướng nhất thời.

Nhưng làm sao biết trước được tương lai?

Đúng vậy, mặc dù không thể “biết trước” nhưng bạn có thể “dự đoán” được nếu một chủ đề có khả năng tồn tại trong tương lai hay không, đó là nhìn vào dữ liệu trong quá khứ.

Bắt đầu …

Truy cập Google Trends sau đó nhập tên chủ đề bằng Tiếng Việt.

Kết quả trong phần “Interest over time” là một biểu đồ cho bạn thấy được mức độ quan tâm đến chủ đề đó thay đổi theo thời gian như thế nào, dựa trên lượng tìm kiếm của người dùng.

Nếu hiện “your search doesn’t have enough data to show here” thì có 2 trường hợp:

  • Ngôn ngữ của từ khóa nhập vào và quốc gia không trùng nhau. Ví dụ: mình nhập “viết blog kiếm tiền” thì quốc gia phải là Vietnam. Lưu ý: bạn cần chọn một quốc gia cụ thể, không nên chọn Worldwide, bởi vì dữ liệu quá chung sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của biểu đồ.
  • Vì dựa trên lượng tìm kiếm nên nếu bạn nhập vào một từ khóa quá dài thì đương nhiên là lượng tìm kiếm của nó quá ít hoặc không có, vì thế sẽ hiện ra dòng thông báo như trên.

Nếu bạn đã thấy được biểu đồ thì đồng nghĩa với từ khóa này có dữ liệu về lượng tìm kiếm trong quá khứ. Bây giờ kế bên phần chọn quốc gia bạn sẽ thấy phần chọn khoảng thời gian (mặc định là “Past 12 months”), bạn hãy chọn lại là “Past 5 years” để có nhiều dữ liệu hơn.

Nếu vẫn hiện dữ liệu của 5 năm trước thì điều đó cho thấy khả năng cao chủ để này vẫn sẽ tồn tại trong tương lai (có nghĩa không phải là một chủ đề dạng xu hướng nhất thời). Còn ngược lại thì dữ liệu của các năm trước sẽ là 0.

Nhưng “tồn tại trong tương lai” vẫn là chưa đủ, bạn cần biết “xu hướng trong tương lai” sẽ như thế nào? Vì vậy tiếp theo hãy nhìn vào hình dạng của biểu đồ. Những gì bạn cần là một đường ngang (sự ổn định) hoặc tăng dần (sự phát triển).

Biểu đồ có xu hướng đi xuống là một dấu hiện không tốt, nó cho thấy trong tương lai khả năng cao mọi người sẽ không còn quan tâm đến chủ đề đó nữa, vì vậy bạn không nên tham gia vào thị trường này bởi vì nó có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian và công sức.

Cập nhật 05/2020: TỐT
  • 2018: “your search doesn’t have enough data to show here”
  • Cập nhật 05/2020: Ban đầu là KHÔNG TỐT nhưng vào năm 2020 tín hiệu rất khả quan.

Nếu đối tượng mà bạn đang hướng tới không phải là người đi làm thì cần hết sức lưu ý phần này.

Ví dụ: đối tượng là học sinh thì họ sẽ đưa ra được quyết định mua hàng nhưng họ có thể mua online được không? Họ có thẻ ngân hàng chưa?

Mọi người có đang thực sự mua hàng trong thị trường đó hay không?

Hay nói cách khác là: hãy tìm kiếm các sản phẩm trong thị trường đó và xem liệu chúng có đang được bán?

Công cụ dùng để nghiên cứu tiêu chí này sẽ khác so với tiêu chí số 1, chúng ta sẽ không dùng mạng xã hội, forum,… thay vào đó là dùng các website thuộc dạng Online Marketplace để nghiên cứu.

Bởi vì các lượt thích, lời khen, bình luận tích cực, hỏi han,… chỉ cho thấy rằng họ đang quan tâm chứ không thể đảm bảo được mọi người sẽ mua hàng.

Truy cập vào các website bên dưới và tìm kiếm xem có các sản phẩm liên quan đến chủ đề hay không. Ở bước này bạn có thể dùng ngôn ngữ Tiếng Anh để nghiên cứu.

Ebook và Online Course là 2 dạng sản phẩm online phổ biến nhất, vì thế nếu có nhiều người mua các sản phẩm liên quan đến chủ đề bạn đang nghiên cứu thì đây là dấu hiệu tốt.

Khi search Google với cú pháp: “people don’t buy products, they buy”

Bạn sẽ thấy có nhiều kết quả:

  • They buy feelings (Tony Robbins)
  • They buy the results the product will give them (Brian Tracy)
  • They buy outcomes
  • They buy benefits
  • They buy better versions of themselves
  • Ngoài ra còn các kết quả khác: buy solutions, buy emotions, buy brands, buy the transformation, buy ways to improve themselves, buy the change your product promises

Như vậy có thể nói một cách bao quát:

  • “Khách hàng không mua sản phẩm mà họ mua lợi ích có được từ sản phẩm. Họ mua giải pháp để giải quyết vấn đề của họ. Họ mua cái có thể đáp ứng nhu cầu của họ” (Trích từ Kinh Doanh Bằng Tâm Lý của Brian Tracy)

Theo tiêu chí ngắn gọn và dễ hiểu thì mình thích ý tưởng: Buy The Transformation (Mua sự chuyển đổi).

Có nghĩa là:

Mọi người không mua sản phẩm/dịch vụ/thông tin, họ đang mua sự chuyển đổi mà bạn có thể cung cấp cho họ.

Sự chuyển đổi chính là kết quả, là những gì mà họ mong đợi từ việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

  • Bạn có thể giúp họ có tâm trạng tốt hơn?
  • Bạn có thể giúp họ có nhiều thời gian hơn?
  • Bạn có thể giúp họ có được nhiều tiền hơn?
  • Bạn có thể giúp họ trông xinh đẹp hơn?
  • Bạn có thể giúp họ cải thiện mối quan hệ với vợ chồng/nhân viên/đồng nghiệp…?

Hoặc có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất:

Sự chuyển đổi là mô hình trạng thái TRƯỚC – SAU (không có những gì tôi muốn – có những gì tôi muốn)

Khi đánh giá một thị trường bạn cần hỏi: Có tồn tại sự chuyển đổi trước và sau trong thị trường này? (Trạng thái trước và sau càng rõ ràng càng tốt).

Một số ví dụ về các thị trường đạt tiêu chí này (có sự chuyển đổi rõ ràng):

  • Fitness: Ngoại hình béo – Ngoại hình cân đối
  • Make Money Online: Không có tiền – Có tiền
  • Relationship: Cãi nhau/Xa cách nhau – Yêu thương nhau hơn
  • Dating: Độc thân – Có người yêu

Tiêu chí này hơi trừu tượng và cảm tính, nhưng nếu chủ đề bạn đang nghiên cứu có điểm số cao thì không thành vấn đề.

Một số câu hỏi gợi ý bên dưới sẽ giúp bạn hoàn thành phần này:

  • Các blogger khác trong thị trường này là ai?
  • Họ đang làm tốt đến mức nào?
  • Các bài viết đã đủ chi tiết chưa? Có dễ hiểu không?
  • Có những vấn đề nào mà họ chưa viết trên blog?
  • Có những vấn đề nào mà họ chưa cung cấp giải pháp?
  • Họ có group trên Facebook không? Các thành viên có hoạt động tích cực không?

Sau khi thực hành xong, mình tin rằng bạn có thể chọn được một chủ đề phù hợp để bắt đầu xây dựng blog. Và hãy nhớ việc này rất quan trọng vì vậy hãy làm từ từ và nghiêm túc từng bước nhé.

Bạn đã chọn được chủ đề cho blog chưa? Chủ đề đó là gì hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận, mình và mọi người có thể góp ý thêm giúp bạn.

Write a Comment